Tầm soát ung thư

Các xét nghiệm tầm soát ung thư là những phương pháp kiểm tra nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư, khi bệnh chưa gây ra các triệu chứng lâm sàng. Từ đó, bệnh nhân sẽ có nhiều cơ hội điều trị thành công. Các xét nghiệm tầm soát ung thư có thể bao gồm:

Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư: là các chất được sản sinh bởi tế bào ung thư hoặc tế bào khỏe mạnh, để đáp ứng với sự xuất hiện của ung thư trong cơ thể. Ví dụ như CEA, Cyfra 21-1, CA-125, AFP, CA19-9…

  • Xét nghiệm AFP: Phát hiện dấu ấn ung thư gan, khuyến cáo thực hiện mỗi năm cho người có nguy cơ cao.
  • Xét nghiệm CEA: Phát hiện dấu ấn ung thư đại trực tràng, khuyến cáo thực hiện mỗi năm.
  • Xét nghiệm PSA: Phát hiện dấu ấn ung thư tuyến tiền liệt, khuyến cáo thực hiện mỗi năm cho người từ 50 tuổi trở lên.
  • Xét nghiệm CA19-9:
    • Tầm soát ung thư:
      • Ung thư tuyến tụy (nhạy nhất)
      • Ung thư gan, mật
      • Ung thư dạ dày, đại trực tràng
      • Ung thư buồng trứng
    • Theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ung thư:
      • Ung thư tuyến tụy
      • Ung thư gan, mật
      • Ung thư dạ dày, đại trực tràng
  • Xét nghiệm CA12-5:
    • Tầm soát ung thư:
      • Ung thư buồng trứng (nhạy nhất)
      • Ung thư vú
      • Ung thư nội mạc tử cung
      • Ung thư tuyến tụy
      • Ung thư đại trực tràng
    • Theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ung thư:
      • Ung thư buồng trứng
      • Ung thư vú
      • Ung thư nội mạc tử cung
  • Xét nghiệm CA72-4:
    • Tầm soát ung thư:
      • Ung thư dạ dày (nhạy nhất)
      • Ung thư buồng trứng
      • Ung thư vú
      • Ung thư tuyến tụy
      • Ung thư đại trực tràng
    • Theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ung thư:
      • Ung thư dạ dày
      • Ung thư buồng trứng
      • Ung thư vú
  • Xét nghiệm Cyfra 21-1:
    • Tầm soát ung thư:
      • Ung thư phổi (nhạy nhất)
      • Ung thư vú
      • Ung thư tuyến tụy
      • Ung thư đại trực tràng
    • Theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ung thư:
      • Ung thư phổi
      • Ung thư vú
  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung hoặc xét nghiệm HPV: giúp chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 21 tuổi nên làm xét nghiệm này mỗi 3 năm một lần, và sau 40 tuổi nên làm hàng năm.
  • Chụp X-quang tuyến vú: giúp phát hiện ung thư vú, tất cả phụ nữ nên làm loại kiểm tra này hàng năm sau tuổi 40.
  • Nội soi đại tràng: giúp chẩn đoán ung thư ruột, ngay cả trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nên làm xét nghiệm này trước khi 40 tuổi, và sau đó mỗi 10 năm một lần.
  • Xét nghiệm hormone prolactin: giúp phát hiện các bệnh lý bất thường như vô sinh, bệnh về gan và tuyến giáp.

Khi nào nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư?

  • Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì mỗi năm nên làm các xét nghiệm tầm soát ung thư ít nhất 1 lần tuỳ theo các nguy cơ mà có thể thực hiện tầm soát nhiều hơn
    • Tuổi tác: Nguy cơ mắc ung thư tăng theo độ tuổi.
    • Tiền sử gia đình: Có người thân mắc ung thư.
    • Lối sống: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chế độ ăn uống không lành mạnh.
    • Tiền sử bệnh lý: Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác khi nào và làm xét nghiệm gì. Hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Quý khách có nhu cầu, vui lòng đến TT xét nghiệm Y Khoa Phong Châu để được tư vấn xét nghiệm cụ thể phù hợp với mình. Mọi chi tiết xin liên hệ theo số điện thoại của TT hoặc Facebook @phongchaulab. Bảng giá các xét nghiệm thường gặp tại đây.

Bài viết liên quan